Nghiên cứu về siêu thường Siêu_linh

Việc tiếp cận siêu thường từ góc độ nghiên cứu thường gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu bằng chứng vật lý có thể chấp nhận được ở hầu hết các hiện tượng huyền bí. Theo định nghĩa, sự huyền bí không phù hợp với những khả năng thông thường của tự nhiên. Vì vậy, không thể chứng thực một hiện tượng là siêu thường bằng cách sử dụng phương pháp khoa học, bởi vì nếu điều này có thể thực hiện thì siêu thường sẽ không còn phù hợp với định nghĩa về chính nó. Mặc dù có sự mâu thuẫn này, các nghiên cứu về siêu thường vẫn được thực hiện thường kỳ bởi các nhà nghiên cứu từ nhiều lãnh vực khác nhau. Một số nhà nghiên cứu chỉ đơn giản là nghiên cứu về những đức tin đối với siêu thường chứ không chú ý đến việc những hiện tượng có tồn tại một cách khách quan hay không. Phần này đề cập đến các cách tiếp cận siêu thường khác nhau: từ giai thoại, thử nghiệm, phương pháp tiếp cận bằng cách tham gia và quan sát, và cách tiếp cận theo kiểu hoài nghi.

Tiếp cận từ giai thoại

Charles Fort, 1920. Fort là người nổi tiếng với bộ sưu tập các câu chuyện huyền bí.

Cách tiếp cận siêu thường từ giai thoại liên quan đến bộ sưu tập các câu chuyện kể về những điều huyền bí.

Charles Fort (1874-1932) có lẽ là nhà sưu tập những giai thoại huyền bí nổi tiếng nhất. Fort được cho là đã biên soạn 40.000 ghi chép dựa trên những kinh nghiệm siêu thường không thể giải thích được, mặc dù không có nghi vấn gì thêm với những kinh nghiệm này. Những ghi chép này đến từ những gì ông gọi là "tập tục chính thống của khoa học", sự kiện kỳ ​​lạ ban đầu được nhiều tạp chí và tờ báo đăng tải như tờ The Times và tạp chí khoa học như Scientific American, Nature and Science. Từ những nghiên cứu này Fort đã viết bảy cuốn sách, mặc dù chỉ có bốn cuốn còn tồn tại đó là: The Book of the Damned (1919), New Lands (1923), Lo! (1931) và Wild Talents (1932); có một cuốn sách được viết giữa cuốn New Lands và Lo! nhưng nó đã bị bỏ ngang và được gộp vào Lo!.

Các sự kiện được báo cáo mà ông đã thu thập bao gồm hiện tượng viễn tải (teleportation) (một thuật ngữ do Fort tạo ra và đưa uy tín của ông lên cao); những sự kiện ma quỷ (poltergeist); vòng tròn trên cánh đồng; những tiếng ồn và tiếng nổ không thể giải thích được; tự phát cháy; tự bay lên; sét hòn (một thuật ngữ được Fort sử dụng một cách rõ ràng); vật thể bay không xác định; sự xuất hiện và biến mất một cách bí ẩn; bánh xe ánh sáng khổng lồ trong đại dương; những con vật to lớn bất thường. Có lẽ ông cũng là người đầu tiên giải thích những sự kiện xuất hiện và mất tích một cách kỳ quái bằng giả thuyết người ngoài hành tinh bắt cóc, và cũng là người đề xuất đầu tiên các giả thuyết về người ngoài Trái Đất.

Fort được coi là cha đẻ của chủ nghĩa huyền bí hiện đại chuyên nghiên cứu về các hiện tượng siêu thường.

Tạp chí Fortean Times vẫn tiếp tục sử dụng phương pháp tiếp cận của Fort Charles để thường xuyên đăng tải các giai thoại huyền bí.

Bộ sưu tập giai thoại này không có khả năng tái tạo lại những bằng chứng bằng thực nghiệm và cũng không tuân theo phương pháp điều tra khoa học. Cách tiếp cận siêu thường thông qua giai thoại không phải là một phương pháp tiếp cận khoa học bởi vì nó phụ thuộc vào việc xác minh sự tín nhiệm đối với bên trình bày các bằng chứng. Tuy nhiên, nó là một phương pháp phổ biến để tiếp cận các hiện tượng huyền bí.

Cận tâm lý học

Bài chi tiết: Cận tâm lý học
Một người tham gia thí nghiêm ganzfeld, thí nghiệm này được các nhà đề xướng nói là nó có thể cho thấy những bằng chứng về thần giao cách cảm.

Những điều tra thực nghiệm về siêu thường đã được các nhà cận tâm lý học tiến hành. Mặc dù cận tâm lý học đã bắt nguồn từ những nghiên cứu trước đó nữa, nhưng nó bắt đầu tiếp cận theo phương pháp thực nghiệm trong những năm 1930 dưới sự hướng dẫn của J.B Rhine (1895 - 1980).[14] Rhine phổ biến một hệ phương pháp mà hiện nay đã nổi tiếng bằng cách thực hiện những thí nghiệm đoán bài hoặc lắc xúc xắc trong phòng thí nghiệm với hi vọng tìm được một mẫu thống kê có thể chấp nhận được về các trường hợp ngoại cảm.[14]

Năm 1957, hiệp hội cận tâm lý học được thành lập. Năm 1969, họ xác nhập vào Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Hoa Kỳ. Sự liên kết đó cùng với một sự cởi mở chung đối với những hiện tượng tâm linh và huyền bí trong những năm 1970, đã dẫn đến gia tăng những nghiên cứu về cận tâm lý học suốt một thập kỷ.[14] Trong thời gian này, các tổ chức đáng chú ý khác cũng được hình thành, bao gồm Học viện Cận tâm lý và Y học (1970), viện Cận khoa học (1971), Viện nghiên cứu Tôn giáoTâm linh, học viện Khoa học lý trí (1973), và hiệp hội nghiên cứu quốc tế Kirlian (1975). Những nhóm này thực hiện các thí nghiệm trên đối tượng huyền bí theo những mức độ khác nhau. Nghiên cứu về cận tâm lý học cũng đã được tiến hành tại viện nghiên cứu Stanford trong thời gian này.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Siêu_linh http://www.findarticles.com/p/articles/mi_m2320/is... http://www.houseofhaunt.com http://www.howstuffworks.com/seti.htm http://www.merriam-webster.com/dictionary/paranorm... http://www.midatlanticparanormalresearch.com/artic... http://dictionary.reference.com/browse/paranormal http://www.spacedaily.com/news/life-03zzt.html http://www.thefreedictionary.com/ghost http://www.thefreedictionary.com/paranormal http://www.mnsu.edu/astro/skipp/Honors201.04.sylla...